Chấn thương cổ chân khi đá bóng là một trong những chấn thương mà người chơi bóng đá hay tham gia thi đấu đều có khả năng gặp phải rất cao. Sau đây là những cách để điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng bạn nên biết, hãy cùng theo dõi bài viết.
Chấn thương cổ chân khi đá bóng này nếu như không được điều trị đúng cách thì có thể gây ra tổn thương nặng hơn. Để tránh những tổn thương nghiêm trọng hơn và tăng nhanh tốc độ để hồi phục vết thương, hãy tìm hiểu những thông tin sau đây.
1. Những chấn thương cổ chân thường gặp trong bóng đá
Chơi bóng đá sẽ khó tránh khỏi những chấn thương khác nhau. Kể đến như chấn thương cơ, gân, đầu gối, gãy xương, chấn thương cổ chân,… Sau đây là những chấn thương cổ chân khi đá bóng bạn nên biết rõ:
1.1 Bong gân khớp cổ chân – chấn thương cổ chân khi đá bóng
Bong gân cổ chân là một trong 2 loại chấn thương cổ chân khi đá bóng khá phổ biến. Đây là tình trạng chấn thương mà dẫn chằng bị giãn ra quá mức. Bong gân cổ chân có nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng. Các cầu thủ khi thi đấu, luyện tập nếu như trong các tình huống tranh chấp hoặc tiếp đất sai cách sẽ dẫn đến chấn thương này.

Xem thêm:
- Cách Điều Trị Chấn Thương Cơ Háng Khi Đá Bóng
- Chấn Thương Đầu – Những Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
- Chấn Thương Đầu Gối Khi Đá Bóng – Trường Hợp Phổ Biến
- Tìm Hiểu Về Những Chấn Thương Phần Mềm Trong Bóng Đá
Biểu hiện của bong gân khớp cổ chân
Dấu hiệu của tình trạng chấn thương này là xuất hiện đau nhức sau đó kèm theo ở cổ chân là các vết bầm tím, sưng, nổi phù. Cầu thủ nếu gặp phải chấn thương cổ chân khi đá bóng sẽ bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động. Khi di chuyển thì sẽ có cảm giác đau, tê liệt phần bàn chân do tổn thương đến các dây thần kinh, mạch máu ở đây.
1.2 Đứt dây chằng cổ chân – chấn thương cổ chân khi đá bóng
Khi thi đấu, luyện tập nếu như vận động quá sức sẽ gây nên tổn thương cho xương cổ chân. Khi đó, xương cổ chân sẽ gây ra đứt dây chằng. Tình trạng chấn thương cổ chân khi đá bóng này có thể làm cho cầu thủ phải tốn nhiều thời gian để bình phục. Đồng thời rất lâu sau mới có thể quay lại để luyện tập và thi đấu như bình thường.
Biểu hiện của đứt dây chằng cổ chân
Dấu hiệu đầu tiên của chấn thương cổ chân khi đá bóng này là xuất hiện tình trạng đau nhức nằm ở gót chân, cổ chân và kể cả mắt cá chân. Người bị chấn thương sẽ bị những cơn đau âm ỉ kéo dài và giảm khả năng vận động.
Ngoài ra, chấn thương này còn khiến cho vùng bị thương sưng to, bầm tím, nghiêm trọng hơn là còn chảy máu trong. Nếu như ấn vào vùng bị thương thì người bị chấn thương se có cảm giác đau đớn dữ dội.

2. Kinh nghiệm điều trị những chấn thương cổ chân khi đá bóng hiệu quả
Để có thể điều trị những chấn thương cổ chân khi đá bóng này nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị chấn thương sau đây:
2.1 Chườm lạnh giảm chấn thương cổ chân khi đá bóng
Chườm lạnh sẽ giúp người bị chấn thương cổ chân khi đá bóng được làm tê và giảm nhau nhanh nhất. Còn giúp ngăn ngừa tình trạng phù nề, sưng tấy của vết thương.
Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm để chườm vào vùng tổn thương. Nên chườm từ 10-15 phút với số lần là 6-7 lần/ngày.

2.2 Ngâm chân bằng nước đá:
Khi bị một trong 2 tình trạng chấn thương cổ chân khi đá bóng trên, bạn nên thực hiện việc ngâm chân trong nước đá từ 3-4 lần/ngày. Mỗi lần ngâm chân nên thực hiện trong vòng 20 phút. Trong thời gian điều trị chấn thương này, người bệnh nên hạn chế đi lại, ít vận động mạnh và phải kiên trì ngâm nước đá.
2.3 Tránh vận động để giảm chấn thương cổ chân khi đá bóng
Mọi việc vận động người bệnh nên hạn chế, để tránh vết thương sưng và trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với tình trạng chấn thương cổ chân khi đá bóng này.
2.4 Ép chằng cổ chân:
Một cách điều trị khác là dùng băng thun để ép dây chằng cổ chân. Khi thực hiện biện pháp này thì nên buộc dây sao cho đúng cách. Không nên buộc băng quá chặt vì sẽ khiến cho vết thương thêm đau nhức. Nhưng cũng không nên buộc quá lỏng, vì sẽ không hiệu quả trong quá trình trị liệu cho chấn thương cổ chân khi đá bóng này.
2.5 Chế độ dinh dưỡng giúp giảm chấn thương cổ chân khi đá bóng
Nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng như là canxi, kẽm, silicium,… để làm cho hệ xương khớp thêm khỏe hơn. Đồng thời giúp dây chằng cổ chân nhanh chóng phục hồi hơn sau khi bị chấn thương cổ chân khi đá bóng.

3. Cách phòng tránh các chấn thương cổ chân khi đá bóng
Một số cách phòng chấn thương cổ chân khi đá bóng bạn nên biết là:
- Nên thực hiện các bài khởi động kỹ trước khi thi đấu và luyện tập.
- Chọn đúng kích thước dày và chủng loại giày dùng để đá bóng.
- Nếu như có cảm giác cổ chân bị sưng, đau thì nên dừng các hoạt động liên quan đến chân.
- Khi tham gia đá bóng, người chơi nên tránh hoặc giảm các tranh chấp, pha cản phá quyết liệt nếu như không cần thiết.
4. Lời kết
Trên đây là những cách giúp bạn điều trị chấn thương cổ chân khi đá bóng nên biết. Hãy nhớ lưu lại những cách này để có thể điều trị, phòng ngwuaf chấn thương khi chơi đá bóng hoặc thi đấu môn này nhé. Chúc bạn có thời gian chơi bóng đá, thi đấu bóng đá vui vẻ, thư giãn.
Tổng hợp: bongda360.org